Hiện nay tình trạng lừa đảo vay tiền online đang diễn ra rất phổ biến, phức tạp và rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo không ra mặt mà chỉ nói chuyện với khách hàng qua zalo, facebook,… để lấy thông tin, tạo lòng tin với mác các tổ chức tài chính uy tín và ngân hàng. Hối thúc khách hàng chuyển tiền vào số tài khoản của đối tượng đã đi mua để làm lệ phí giải ngân rồi sau đó cắt đứt liên hệ, chặn số.

Hình thức lừa đảo và vay tiền online ?

Phổ biến nhất như đã nói ở trên, khách hàng bị lừa nộp tiền lệ phí hoặc tiền xoá nợ xấu để được hỗ trợ giải ngân nhanh hơn. Thủ tục đơn giản không cần gặp mặt cứ nộp tiền cho các đối tượng lo lót rồi tiền giải ngân sẽ về tài khoản của khách hàng. Đó là chuyện không thể có được.

Bị Lừa Đảo Vay Tiền Online Phải Làm Sao
Đối tượng lừa đảo sẵn sàng bỏ tiền để chạy quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết lừa đảo:

  • Thủ tục quá đỗi đơn giản. Chỉ 1 Chứng minh thư và số điện thoại cũng không cần phải gặp mặt để làm hồ sơ.
  • Khoản vay lớn trong khi không cần thế chấp,…
  • Miễn phí lãi suất,….
  • Mạo danh công ty tài chính, in sẵn hợp đồng phê duyệt khoản vay với nhiều từ ngữ sai chính tả.
  • Zalo, facebook liên lạc ít thông tin, hình ảnh là giả mạo.
Bị Lừa Đảo Vay Tiền Online Phải Làm Sao
Mạo danh công ty tài chính để lừa đảo

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao ?

Sau khi khách hàng sập bẫy các đối tượng lừa đảo, thông thường với những nạn nhân nhẹ dạ cả tin sẽ được đối tượng vẽ thêm ra những khoản phí như phí biếu sếp, phí rửa nợ xấu, phí bảo hiểm, phí chứng minh tài chính (đóng tiền trước để đảm bảo năng lực tài chính,…) để cho nạn nhân chuyển tiền cho chúng 5 lần bảy lượt đến lúc nhận ra mình đã bị lừa.

Khách hàng nên giữ đầy đủ những tin nhắn trò chuyện, hình ảnh, hoá đơn chuyển khoản và mang đến cơ quan công an gần nhất để trình báo. Bạn sẽ được hướng dẫn làm đơn tố cáo lừa đảo vay tiền. Hoặc có thể tải mẫu có sẵn tại đây.

Đã không vay được lại còn mất thêm tiền

Vụ việc mới nhất được Công an TP Hà Nội ghi nhận xảy ra tại địa bàn quận Cầu Giấy. Bị hại là anh Nguyễn Văn Hiếu (SN 1997, quê ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Ngày 26/4, anh Nguyễn Văn Hiếu hốt hoảng đến Công an phường Dịch Vọng trình báo bị lừa đảo mất 35 triệu đồng. Được sự động viên của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, anh Hiếu dần bình tĩnh, trình bày sự việc. Du có nhu cầu giải quyết công việc với số tiền 70 triệu đồng, anh đã tải ứng dụng vay tiền VPS CASH trên mạng. Làm theo những yêu cầu từ ứng dụng này, anh Hiếu vẫn không rút được tiền.

Đang loay hoay không biết làm thế nào thì bỗng nhiên có một người gọi điện vào số máy điện thoại của anh Hiếu tự giới thiệu là nhân viên công ty cho vay tiền. Người này nói đã nhận được yêu cầu vay 70 triệu đồng của anh Hiếu và yêu cầu anh Hiếu phải chuyển 35 triệu đồng để kích hoạt gói vay tiền. Đối tượng viện dẫn nhiều lý do như đây là tiền “ký quỹ”, “bảo lãnh” cho số tiền 70 triệu đồng khách hàng đang muốn vay. Khi nào không có nhu cầu vay, cần trả sẽ khấu trừ hoặc nếu muốn, kích hoạt xong tài khoản phía công ty sẽ gửi trả lại số tiền trên. Tin tưởng vào lời giới thiệu, hướng dẫn của đối tượng, anh Hiếu đã chuyển 35 triệu đồng nhưng sau đó vẫn không rút được khoản tiền đăng ký vay. Lúc này, anh Hiếu mới biết mình đã bị kẻ gian lừa đảo, vội vàng đến Công an phường Dịch Vọng trình báo.

Lừa đảo vay tiền online thì phạm tội gì ?

Những nạn nhân bị lừa đảo vay tiền online hoàn toàn có thể đến cơ quan công an trình báo. Các đối tượng lừa đảo có dấu hiệu phạm tội được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Lời kết

Dựa vào tâm lý cần tiền gấp và không chịu di chuyển, đi lại tìm hiểu của người dân nên đã tạo kẽ hở cho những đối tượng lừa đảo quá dễ dàng.

Người dân cần có một số kiến thức nhất định khi có ý định tiếp cận nguồn tín dụng sạch của những tổ chức tài chính chính thống:

  • Vay tín chấp tiêu dùng, khách hàng có điều kiện nên gặp trực tiếp nhân viên tiếp nhận hồ sơ
  • Tìm hiểu rõ mình sẽ gửi hồ sơ đơn vị nào, người đang tư vấn mình thuộc tổ chức tín dụng nào
  • Không trả bất kỳ một khoản phí nào trước khi tiền về tài khoản
  • Khách hàng không có chứng minh tài chính thì khoản vay càng thấp và lãi suất sẽ càng cao
  • Lưu lại số điện thoại của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí 0865308296
  • Tham khảo hình thức vay tiền trả góp tháng nhanh nhất hiện tại

Cảnh báo của VTV

Chuyên mục: Tin tức

Hồ Công Minh

Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, Minh đã tích lũy được chút ít kiến thức về tài chính, vay vốn và các dịch vụ ngân hàng. Minh muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình với những người quan tâm đến các chủ đề này, vì vậy Minh quyết định tạo blog để chia sẻ thông tin và tin tức về tài chính ngân hàng, đặc biệt là về kinh nghiệm vay vốn. Minh mong muốn Blog của mình sẽ trở thành một nguồn tài liệu hữu ích cho mọi người

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *