Các bạn đã từng vay vốn ngân hàng, mua hàng trả góp,.. Ít nhiều đã nghe đến khái niệm bảo hiểm và có thể cũng đã mua. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì ? Và nó đóng vay trò như thế nào trong vay vốn tiêu dùng.
Bảo hiểm là gì ?
Bảo hiểm (BH) có thể hiểu là hoạt động bảo vệ, mà qua đó một cá nhận được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho một bên thứ 3 đề phòng trường hợp rủi ro xảy ra.
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khoản trợ cấp BH sẽ do một tổ chức nhận chi trả. Tổ chức đã thu tiền bảo hiểm của bạn thì sẽ có trách nhiệm với toàn bộ rủ ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp thống kê được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm khoản vay là gì ?
Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng bỏ ra để mua gói BH cho mình khi vay tiền tại các tổ chức tín dụng. Thường thấy ở các hình thức vay tín chấp (không thế chấp tài sản) vì hình thức vay tín chấp có độ rủi ro cao cho các tổ chức tín dụng. Để đảm bảo an toàn cho số tiền mà công ty đã giải ngân, các tổ chức tín dụng thường ký hợp đồng với một công ty bảo hiểm để thu bảo hiểm cho khách hàng.
Mua BH cho khoản vay của mình là hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi đã mua BH, trong trường hợp khách hàng gặp phải những rủi ro không lường trước được, tùy vào mức độ mà công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay cho khách hàng.
Dễ dàng nhận thấy, khi khách hàng làm hồ sơ vay tín chấp ngân hàng mà có mua BH thì sẽ dễ dàng được phê duyệt hơn và hạn mức cũng cao hơn.
Tại sao vay tiền ngân hàng phải mua bảo hiểm ?
Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì KHÔNG có quy định về việc khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Với những thông tin như đã trình bày ở trên, khi vay tiền ngân hàng chúng ta nên mua bảo hiểm chứ bảo hiểm khoản vay là KHÔNG BẮT BUỘC.
Mua bảo hiểm bao nhiêu tiền ?
Tùy mỗi TCTD có các mức giá bảo hiểm cho khoản vay khác nhau. Trung bình sẽ dao động từ 3 – 5% số tiền khách hàng đề nghị vay.
Ví dụ: Nếu bảo hiểm là 5% trên khoản vay. Khách hàng đăng ký vay 50 triệu thì bảo hiểm sẽ là 5% x 50.000.000 = 2.500.000 (hai triệu năm trăm ngàn).
Thường các tổ chức tài chính sẽ công luôn số tiền này vào số tiền nợ của khách hàng và sẽ trả góp hàng tháng. Thực tế khách hàng sẽ nợ 52.500.000 và tiền vay là 50.000.000.
Một số phạm vi bảo hiểm
Còn gọi là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Người được bảo hiểm tử vong
- Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn
- Người được bảo hiểm bị tòa án có thẩm quyền tuyên bố mất tích
Định nghĩa về thương tật vĩnh viễn
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn là: ất hoàn toàn khả năng làm công việc thường làm hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động trong vòng tháng liên tục kể từ ngày phát sinh sự kiện bảo hiểm và vào lúc kết thúc thời hạn này cũng không có hy vọng sức khỏe được cải thiện, được mô tả dưới đây:
- Mất toàn bộ hoặc không thể phục hồi được thị lực của 2 mắt hoặc 1 mắt còn lại, trong trường hợp trước khi tham gia bảo hiểm, Người được bảo hiểm chỉ còn một mắt;
- Đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được 2 chi hoặc 1 chi trong trường hợp trước khi tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm đã mất một chi;
- Mất toàn bộ và không thể phục hồi được thị lực của một mắt và đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được một chi; hoặc
- Mất toàn bộ và không thể phục hồi được khả năng nói và nghe.
Các trường hợp thương tật khác không được liệt kê ở trên được xem là thương tật toàn bộ vĩnh viễn khi được cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bác sĩ do Công ty bảo hiểm chỉ định xác định tỷ lệ thương tật trên 81%.
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn chỉ được bảo hiểm nếu thương tật đó xảy ra trước ngày hết hiệu lực bảo hiểm.
Việc xảy ra thương tật toàn bộ vĩnh viễn được xem như trường hợp tử vong và quyền lợi bảo hiểm được chi trả như rủi ro tử vong. Do đó, phạm vi bảo hiểm chấm dứt sau khi Công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Một số điểm loại trừ đền bù
- Người được bảo hiểm tự tử
- Hành vi phạm pháp của Người được bảo hiểm, của người thụ hưởng hoặc của người mua bảo hiểm
- Thai sản, sinh đẻ và những biến chứng có liên quan
- Hậu quả của chiến tranh có Việt Nam tham gia
- ……
Trên thực tế vay tín chấp không cần ai bảo lãnh, vậy nên nếu khách hàng tự tử hoặc chết thì có bảo hiểm hay không bảo hiểm thì cũng “còn gì nữa đâu mà khóc với sầu”
Mọi hành vi gian dối nhằm trục lợi từ bảo hiểm khoản vay đều là vi phạm pháp luật.
Lời kết
- Sở dĩ các tổ chức tín dụng có mức giá bảo hiểm khoản vay khác nhau là do mức độ đền bù bảo hiểm khác nhau, các công ty bảo hiểm khác nhau.
- Bảo hiểm khoản vay chỉ có hiệu lực trong quá trình vay vốn. Khi hết thanh lý hợp đồng vay thì sẽ không còn giá trị nữa. Vậy nên bạn đừng nhầm lẫn sang bảo hiểm nhân thọ nhé.
- Việc bảo hiểm sẽ được áp dụng theo tiến độ thanh toán nợ như đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng.
- Sự kiện được bảo hiểm phải được khai báo và hồ sơ yêu cầu bồi thường phải được gởi đến Công ty bảo hiểm chậm nhất là một năm kể từ ngày xảy ra sự kiện đó.
0 Bình luận